Bối cảnh Chuyến_thăm_Việt_Nam_của_Barack_Obama

BBC dẫn lời Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phát triển (VIDS) cho rằng: chất lượng chiến lược trong hợp tác Việt - Mỹ, việc loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí và một số thỏa thuận liên quan đến nhân quyền trong và ngoài khuôn khổ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) có thể là ba vấn đề quan trọng được thảo luận trong chuyến đi này.[4]. Theo hãng tin CNBC, trọng tâm chuyến thăm của Obama sẽ là phát triển kinh tế với trung tâm là hiệp định TPP và vấn đề dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vấn vũ khí.[5]

Khi phóng viên đặt câu hỏi với Obama tại sao chuyến thăm Việt Nam của ông lại được thực hiện vào cuối nhiệm kỳ cũng như sau hơn 50 quốc gia, Obama đã khéo léo trả lời, người Mỹ thường hay nói "Những điều tốt đẹp nhất luôn được dành lại sau cùng" (Save the best for last).[6] Trước đó, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã bình luận: "Đây là một chuyến thăm muộn màng chẳng đi đâu mà vội của Obama. Năm ngoái tròn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và tròn 20 năm Việt-Mỹ lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm nay Obama mới đến, điều đó nói lên Việt Nam “không phải là quan trọng nhất” với Mỹ, “có thể thu xếp đến sau”, đồng thời cũng nói lên mức độ quan trọng của Việt Nam đòi hỏi Obama “phải đến nước này một chuyến trước ngày mãn nhiệm”. " [7]

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine cho rằng chuyến viếng thăm Việt Nam này có thể đặt nền tảng cho mối quan hệ lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam.[4]

  • Phía Hoa Kỳ được cho là mong muốn thúc đẩy quan hệ chính trị với Việt Nam trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ ở đó, điều nằm trong chính sách xoay trục lại Á Đông.[1][4]
  • Việt Nam hy vọng là ông Obama sẽ dùng chuyến đi này để xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội, để Việt Nam có thể đối phó với Bắc Kinh tốt hơn.[8]
  • Các nhà hoạt động nhân quyền muốn Obama nói với nhà nước Việt Nam về "thực trạng mạnh tay với giới chỉ trích".[9]

Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán BTA Việt-Mỹ:

  • Ông Obama sẽ tiếp nối niềm tin chiến lược giữa hai nước
  • Hai nước thấy còn vấn đề gì thì thẳng thắn và những điều gì nên làm thì phải làm, để từng bước tháo gỡ các tồn tại, để quan hệ hai bên phát triển
  • Quá trình giải quyết bất đồng chậm nhưng chắc, đạt nhiều hiệu quả chứ không phải nhanh nhưng kết quả không bền vững[10]

Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) viết thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ưu tiên về vấn đề tự do báo chí trong các cuộc gặp với các giới chức lãnh đạo Việt Nam.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyến_thăm_Việt_Nam_của_Barack_Obama http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/05/160525... http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2016/05... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.cnbc.com/2016/05/23/obama-to-focus-on-t... http://edition.cnn.com/2016/05/23/politics/barack-...